Bảo hiểm khi vận chuyển hàng hóa bị tổn thất

Khi không có thoả thuận khác của người được bảo hiểm thì phương pháp bồi thường đối với tổn thất bộ phận của hàng hóa phải được tính toán theo quy định của Điều 71 của MIA 1906. Có rất nhiều hệ thống được sử dụng trong công tác bồi thường hàng hóa theo từng loại hàng được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm cụ thể, tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết này phương pháp bồi thường được xem xét trong phạm vi các quy định của MIA 1906, theo đó giả thiết rằng hàng hóa đã được bán và bị tổn thất tại cảng đến. Trong thực tế không phải lúc nào cũng có thể xác định được tỷ lệ giảm giá trị của hàng hóa bị tổn thất và người bảo hiểm thường phải phụ thuộc vào kỹ năng của các giám định viên hàng hóa để xác định mức độ tổn thất.

Chúng ta đã biết rằng nếu hàng hóa bị tổn thất toàn bộ thì giá trị bảo hiểm sẽ được người bảo hiểm bồi thường, do vậy theo logic thì khi một phần của hàng hóa bị tổn thất toàn bộ, người bảo hiểm sẽ phải bồi thường giá trị bảo hiểm của phần hàng bị tổn thất đó. Như vậy nếu một kiện hàng bị tổn thất toàn bộ bởi một hiểm họa được bảo hiểm trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển thì người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường đến giá trị bảo hiểm của kiện hàng đó. Bộ điều khoản ICC(B) 1982 nhấn mạnh rằng kiện hàng đó phải bị mất do “rơi” (drop) hoặc “cuốn xuống biển” (overboard) để làm rõ ý định của người bảo hiểm. Điều kiện tương tự không được quy định trong ICC(C) 1982. Để xác định giá trị của một phần lô hàng, ví dụ như một kiện hàng, MIA 1906 quy định rằng giá trị có thể bảo hiểm của kiện hàng phải được so sánh với giá trị có thể bảo hiểm của toàn bộ lô hàng được bảo hiểm để xác định tỷ lệ làm cơ sở tính toán khiếu nại. Trong ví dụ dưới đây cần nhớ rằng quyền lợi của người bảo hiểm đối với giá trị thực, trong chừng mực nào đó, chỉ nhằm mục đích xác định tỷ lệ giảm giá trị, còn khiếu nại chủ yếu dựa vào giá trị được bảo hiểm đã được chấp nhận như giá trị của lô hàng để bảo hiểm.



Ví dụ:

10 kiện hàng được bảo hiểm theo điều kiện ICC(B) 1982 với giá trị bảo hiểm là 1.000 $, giá trị thực là 900 $, trong quá trình dỡ hàng, 1 kiện bị tổn thất toàn bộ. Giá trị dự kiến của kiện hàng sau khi tới tại cảng đích an toàn là 90$.

Như vậy tỷ lệ giảm giá trị là 90/900 = 10%

Khiếu nại 10% của 1.000$ = 100$ (giá trị bảo hiểm của một kiện hàng).

Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng khi hàng hóa khi tới cảng đích trong tình trạng bị tổn thất. Việc đầu tiên của khiếu nại là phải xác định tỷ lệ giảm giá trị và nếu hàng hóa được bán thì tỷ lệ này dễ dàng được xác định bằng cách so sánh giữa giá trị dự kiến của hàng nguyên lành và giá trị của hàng bị tổn thất tại cảng đích. Nếu hàng hóa không được đem bán thì giám định viên phải xác định tỷ lệ giảm giá trị bằng cách ước tính giá trị tổn thất căn cứ vào giá trị thị trường. Vấn đề rất căn bản là tỷ lệ giảm giá trị phải cố định dù thị trường có ổn định hay thay đổi. Do vậy, giá trị thuần sẽ không được sử dụng để tính toán bồi thường, trừ khi đơn bảo hiểm quy định đặc biệt về việc đó. Giá trị “thuần” (net value) là giá trị gộp trừ đi các phí tổn ở cảng đích. Giá trị “gộp” (gross value) là toàn bộ giá bán của hàng hóa tại cảng đích nó có thể bao gồm toàn bộ chi phí để đưa hàng đến cảng đích mà người bán đã phải gánh chịu. Nếu hàng hóa không được đem bán thì giá trị gộp chính là giá của bản thân hàng hóa cộng với cước phí, chi phí đưa hàng lên cảng và thuế nhập khẩu trả trước.

Lý do sử dụng giá trị gộp là do các chi phí tại cảng đích có xu hướng ổn định bất kể hàng hóa đến cảng trong tình trạng nguyên lành hay bị tổn thất. Cước phí thường được trả đủ cho cả hàng tốt lẫn hàng bị tổn thất. Chi phí đưa hàng tốt hay hàng bị tổn thất lên bờ chỉ khác biệt lớn đối với các loại hàng thuộc loại “bẩn” khi bị tổn thất và có xu hướng tăng lên. Thuế nhập khẩu thường dựa vào khối lượng hàng đến bất kể có bị tổn thất hay không, chỉ trong một số trường hợp thuế sẽ chỉ áp dụng đối với khối lượng hàng hóa trong trạng thái nguyên lành, khi đó sẽ có sự khác biệt đáng kể.

Khi hàng hóa được bán một cách thông thường trong kho ngoại quan và hàng hóa này bị tổn thất, khi đó giá trị trong kho (bonded value) sẽ thay thế giá trị gộp để tính toán bồi thường theo đơn bảo hiểm. Khi một số loại hàng hóa đặc biệt như rượu, thuốc lá người nhập khẩu phải trả thuế nhập khẩu rất cao, do vậy họ chỉ phải mua các hàng hóa đó với giá trước thuế nhập khẩu. Hàng hóa được lưu trong kho ngoại quan dưới sự kiểm soát của cơ quan hải quan và việc đóng thuế nhập khẩu được tạm dừng và giá trị hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu được gọi là giá trị trong kho.

Có hai điểm quan trọng cần ghi nhớ trong việc xem xét một khiếu nại về tổn thất bộ phận của hàng hóa. Điểm thứ nhất liên quan đến công tác giám định (nếu có), đây chính là trách nhiệm của người nhận hafngvaf chi phí giám định do người được bảo hiểm gánh chịu trước. Nếu khiếu nại thuộc trách nhiệm của đơn bảo hiểm thì được bảo hiểm có thể đưa phí giám định vào khiếu nại đòi bồi thường của họ nhưng nếu khiếu nại không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì họ không thể đòi người bảo hiểm trả phí giám định. Có một trường hợp ngoại lệ là khi nhận được thông báo tai nạn, người bảo hiểm trực tiếp chỉ định giám định và trong trường hợp đó phí giám định sẽ được trả bởi người bảo hiểm bất kể khiếu nại có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ chuyển nhà trọn gói giá rẻ